ĐỒ HỌA 360 - CHIA SẺ, HƯỚNG DẪN VỀ ĐỒ HỌA - KÊNH ĐỒ HỌA HÀNG ĐẦU - ĐÀO TẠO NGHỀ THIẾT KẾ IN ẤN, QUẢNG CÁO

Bộ tranh ảo ảnh thị giác khiến người xem “không biết đâu mà lần”

Tác giả: Ngọc Hiệp

Những bức tranh ảo giác ấn tượng khiến người xem “lác mắt” nhưng vô cùng thích thú.

Ảo ảnh thị giác (Optical Illusion) là một kĩ thuật được sử dụng phổ biến trong thiết kế và hội họa. Trong đó nếu không quan sát kỹ, người xem dễ dàng bị đánh lừa bởi những hình ảnh “trông vậy mà không phải như vậy”.

Ứng dụng điều này, nghệ sĩ đồ họa người Hà Lan Maurits Cornelis Escher – còn gọi là MC Escher – đã tạo nên những bức tranh ảo giác đầy thú vị khiến người xem “không biết đường nào mà lần”. 

Những tác phẩm của ông hiện đang được trưng bày tại phòng tranh Dulwich (London).

anh Ao giac1

Hiệu ứng rời rạc được Escher ứng dụng khá nhiều trong các tác phẩm của mình. Như tác phẩm Bond of Union năm 1956 – thể hiện 2 người gần như đang trong trạng thái rời rạc, nhưng được gắn kết với nhau.

Đâu là sàn, mà đâu là tường? Tòa nhà đang quay theo hướng nào? Chóng mặt quá… (Tác phẩm Relativity – Tương đối – 1953). Nhìn theo hướng nào cũng thấy căn nhà này là hợp lý, nhưng trên tổng thể thì nó…chẳng hợp lý chút nào.

Vũng nước trên mặt đất mà tưởng như đang

Vũng nước trên mặt đất mà tưởng như đang “vén mây” nhìn xuống vậy… (Tác phẩm Vũng nước – Puddle – 1952)

Một trong những tác phẩm rất nổi tiếng của Escher: Drawing hand (Vẽ tay -1948) đã tạo nền tảng cho khái niệm strange loop - vòng xoay kỳ lạ và hiệu hứng Droste - một dạng hiệu ứng thị giác trong nghệ thuật.

Một trong những tác phẩm rất nổi tiếng của Escher: Drawing hand (Vẽ tay -1948) đã tạo nền tảng cho khái niệm strange loop – vòng xoay kỳ lạ và hiệu hứng Droste – một dạng hiệu ứng thị giác trong nghệ thuật.

Nhìn sâu trong ánh mắt này bạn thấy gì? (Tác phẩm Eye - con mắt, 1946)

Nhìn sâu trong ánh mắt này bạn thấy gì? (Tác phẩm Eye – con mắt, 1946)

anh Ao giac 6

Hình ảnh kỳ dị này là tập hợp của rất nhiều con thằn lằn (Tác phẩm No 56 Lizard – thằn lằn – 1942)

Một phiên bản khác của tác phẩm Lizard được đưa ra vào năm 1943. Những con cá sấu như từ bức tranh hiện ra, bước đi rồi lại quay trở lại tranh, tạo thành một vòng khép kín. 

Tranh sáng tranh tối – đâu mới là chim thật? (Tác phẩm Ngày và đêm – Day and Night – 1938)

Quả cầu phản chiếu những gì? (Tác phẩm Reflective Sphere – cầu phản xạ – 1935)

CHIA SẺ ỦNG HỘ

bài viết mới

BÀI XEM NHIỀU NHẤT

Mã màu trong Photoshop

Tác giả: Đồ họa 360

Mẫu Trống Đồng vector

Tác giả: Đồ họa 360

Font chữ Chúc Mừng Năm mới

Tác giả: Ngọc Hiệp

Neat Image Pro 6.0 Plugin cho Photoshop

Tác giả: Đồ họa 360

Chat Zalo
Gọi Đồ họa 360