7 logo truyện tranh hoành tráng nhất mọi thời đại
Tác giả: Đồ họa 360
Logo truyện tranh không như các logo đoàn thể thông thường và đa số logo của chúng sẽ thay đổi rất lớn qua thời gian. Chúng sẽ được phác họa bởi các họa sĩ khác nhau và được thiết kế lại như là một phần của 1 series mới hoặc sẽ được biến đổi cho phù hợp với các vai trò khác bên ngoài lĩnh vực truyện như trong các TV show, phim và hơn thế nữa.
Những logo truyện tranh kinh điển này mang trong mình những nguyên tắc thiết kế nền tảng luôn trường tồn với thời gian và sẽ giúp tiếp tục truyền cảm hứng cho các fans trong vài thập kỉ sắp tới. Đồ họa 360 sẽ cùng các bạn điểm mặt 7 Logo truyện tranh hoành tráng nhất mọi thời đại.
Superman
Phiên bản cổ điển của logo Superman lần được công bố vào năm 1977
Được tạo ra bởi Jerry Siegel và Joe Shuster vào thập niên 1930, Superman là siêu anh hùng nổi tiếng nhất thế giới ngày nay. Và logo của anh ta, cũng được gọi là Superman Shield, có thể cũng tạo được tiếng vang tương tự: chữ S đỏ cách điệu trên một tấm khiên kim cương vàng với đường viên đỏ đã dễ dàng nhận thấy trên toàn thế giới.
Một phiên bản tối giản được thêu vào trang phục của người đàn ông thép (Man of Steel) từ lúc mới bắt đầu, lần được in trong Action Comics #1 vào năm 1938. Thiết kế của nó sau đó đã thay đổi màu sắc và hình sáng qua nhiều năm (bạn có thể xem các phiên bản khác nhau ở đây) trước khi quyết định chọn phiên bản cổ điển tạo ra năm 1977(phía trên), cái năm mà bắt đầu quay bộ phim Superman đầu tiên của Chirstopher Reeve.
Một bản cập nhật logo chất lừ cho bộ phim Man of Steel năm 2013
Logo Superman cũng mang lại nguồn tăng trưởng lớn tới các nguồn tài chính của DC Comics bởi vào năm 1945, công ty (sau đó đổi thành National Periodical Publications) đã thành công trong việc đăng kí thương hiệu cho nó.
Điều này đã cho phép công ty tiếp tục nằm quyền kiểm soát các câu chuyện Superman mãi mãi hơn là cho phép chúng trở thành của chung sau 75 năm. Và chưa cần đề cập tới tất cả số tiền mà chính bản thiết kế đã sinh ra từ việc kết hợp đăng kí và mua bán bản quyền.
Batman
Phiên bản đầu tiên của logo Batman xuất hiện trong Detective Comics
Kể từ năm 1939, Batman là kình địch của Superman cho danh hiệu siêu anh hùng mạnh nhất thế giới. Bằng cách dùng trí tuệ, cơ bắp và công nghệ hơn là siêu năng lực, anh ta đại diện cho những con người bình thường mà đôi lúc thiếu đi trong thế giới truyện tranh luôn đầy rẫy những siêu anh hùng với nhiều năng lực khác nhau.
Nhân vật này được tạo ra bởi họa sĩ Bob Kane và tác giả Bill Finger và lần đầu xuất hiện trong Detective Comics #27. Logo Batman đã xuất hiện ngay sau đó (hình trên) và được thiết kế bởi họa sĩ Jerry Robinson.
Như hầu hết các siêu anh hùng cổ điển, nhân vật hiệp sĩ với chiếc áo choàng đã được làm mới và thay đổi nhiều lần qua nhiều thập kỉ, qua truyện tranh, TV shows, hoạt hình và phim. Và biểu tưởng logo Batman cũng đã biến đổi thành nhiều kiểu khác nhau qua từng thời kì.
Mẫu logo Bat gần đây kết hợp với logo Superman trong bộ phim Batman vs Superman
Mặc cho có nhiều phiên bản khác nhau, giá trị cốt lõi của thiết kế vẫn tồn tại mãi: bóng đen của con dơi, bóng tối bí hiểm, nét bí ẩn và đầy ẩn ý ở trái tim của một người bảo vệ công lý đeo mặt nạ. DC Comics tin tưởng vào nó rất nhiều, họ thậm chí đã đưa câu lạc bóng đá Tây Ban Nha Valencia ra tòa vào năm ngoái vì cho rằng logo của họ tương tự logo Batman.
Spider-Man
Logo Spider-man xuất hiện đầu tiên vào tháng 5 , 1963
Siêu anh hùng nổi tiếng nhất của Marvel Comics, Spider-man được tạo ra bởi tác giả: biên tập viên Stan Lee và họa sĩ Steve Ditko, lần đầu xuất hiện trong cuốn tuyển tập văn học Amazing Fantasy # 15 (tháng 8 năm 1962) trong Silver Age của Comic Books.
logo truyện tranh Spider-man cổ điển (phía trên) ra mắt vào tháng 5 năm tiếp theo. Nó được thiết kế bởi Sol Brodsky và được in mực bởi letterer Artie Simek.
Logo Spider-man đã được cập nhận cho bộ phim mới nhất nhưng vẫn còn giữ lại những tính chất ban đầu
Như là một linh vật của công ty và siêu phẩm của Marvel, Spidey đã được dựng thành các series phim hoạt hình và chương trình TV live-action, chuỗi những truyện tranh vui trên báo và series những phim bom tấn. Mẫu logo cho bộ phim sắp tới vào năm 2017 sẽ mang lại những cảm giác mạnh mẽ và thân thiện với trẻ em nhưng vẫn chứa đựng những chất riêng từ thuở ban đầu.
Wonder Woman
Logo Wonder Woman thiết kế bởi Milton Glaser
Không có ý xúc phạm tới Buffy, Xena hoặc Lara nhưng Wonder Woman là nữ anh hùng cực kì mạnh mẽ đầu tiên và hiện tại là nữ siêu anh hùng lớn nhất trên hành tinh. Xuất hiện lần đầu trước công chúng trong All-Star Comics #8 năm 1941, cô ấy đã có được tập truyện cho riêng mình 6 tháng sau đó và series TV xuyên suốt thập niên 1970 đã đưa danh tiếng của cô ấy đi khắp thế giới.
Vào những năm 1980 một mẫu thiết kế khác của Wonder Woman tiên phong bởi Jenette Kahn – EIC (editor-in-chief) trưởng ban biên tập. Phần lớn trong diện mạo mới của nữ siêu anh hùng là logo mới (phía trên), thay thế cho biểu tượng đại bàng cô ấy mang lúc ban đầu. Mẫu logo mới này được tạo ra bởi không ai khác ngoài huyền thoại thiết kế đồ họa Milton Glaser
Logo cho bộ phim Wonder Woman tiếp theo
Mẫu thiết kế vô cùng tinh xảo của Glaser kết hợp giữa tên với biểu tượng đại bàng đã thay đổi qua nhiều năm nhưng vẫn giữ được những yếu tố căn bản và đã thành bản quyền riêng mang lại nhiều lợi nhuận của DC Comics. Nhiều đến nỗi mà Whataburger( nơi có logo chữ W tương tự từ năm 1972) gần đây đã có một cuộc đối thoại với DC Comics để “ đảm bảo rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên được bảo vệ”. Khi cả thế giới đang chờ bộ phim Wonder Woman mới.
Marvel
Logo đầu tiên của Marvel với 11 nhân vật được ưa thích nhất
Các truyện tranh về siêu năng lực Marvel ban đầu được thành lập năm 1939 dưới cái tên Timely Comics. Năm 1957, nó được đổi tên thành Marvel. Truyện tranh và logo của nó mang những nét đặc trưng cho các câu từ được viết bằng những ngôn ngữ thuần truyện tranh xoay quanh bởi những nhân vật như Thor, Captain America và The Hulk.
Trải qua một ít thay đổi qua năm tháng và bạn có thể thấy các biến thể chính của logo Marvel ở đây. Nhưng trong thiết kế hiện tại ra mắt năm 2002 vẫn không khác gì so với bản gốc thập niên 1930. Ngay cả khi xem xét kĩ, khoảng trắng giữa các kí tự không đồng đều trông cũng tương tự nhau.
Phong cách thiết kế Marvel hiện tại được nối liền ngay sau hầu hết các phần tử của nó
Được viết bằng chữ trắng đơn giản trên một nền đỏ trong font chữ chuyên nghiệp và gọn gàng, logo hiện tại được tạo ra để đi kèm theo bộ phim Spider-Man năm 2002. Và nó đã chứng minh sự hiệu quả bằng việc ghép nối liền các kí tự trong chữ Marvel lại với nhau cho dù khi in hay chiếu trên màn hình (ví dụ bạn có thể thấy nó dính với logo Spider-Man mới nhất ở trên).
Một ví dụ tuyệt vời của sức mạnh thông qua sự đơn giản, thiết kế cực tối giản sẽ dễ nhận ra ngay lập tức bất cứ khi nào nó xuất hiện; một thứ tài sản vô cùng quý giá trên thị trường nơi mà cuộc cạnh tranh với DC (người ít kiên định với logo của mình) tiếp tục diễn ra ác liệt.
Iron Man
Logo truyện tranh đầu tiên cho Iron Man
Một “người lãnh đạo rất ngầu với trái tim thép”, Iron Man đã được tạo ra bởi tác giả và nhà biên tập Stan Lee, thiết kế bởi họa sĩ Don Heck, Jack Kirby. Ra mắt lần đầu trong Tales of Suspense #39 năm 1963, anh ấy là hiệp sĩ hiện đại trong bộ giáp công nghệ cao, cùng với Batman, một trong số ít các siêu anh hùng người không phụ thuộc vào sức mạnh siêu nhiên.
Có một series về logo truyện tranh Iron Man qua các năm và bạn có thể xem các mẫu chính ở đây. Trong khi chúng thay đổi lớn về phong cách và màu sắc, theme chủ đạo gồm những kí tự như thanh sắt, đậm và rắn chắn được đính chặt vào một cách tỉ mỉ. Và logo cho bộ phim năm 2008 được tạo ra dưới sự lãnh đạo của họa sĩ, giám đốc và giám sát viên VFX Fede Ponce đã lấy bảng thiết kế đó và mang đi áp dụng ngay lập tức (xem phía dưới).
Logo cho phim Iron Man đầu tiên năm 2008
Kể từ khi được công chiếu, Iron Man đã trở thành nguồn thu lớn nhất của Marvel và được yêu thích bởi một thế hệ fan trẻ hoàn toàn mới.
2000AD
Phiên bản cổ điển của logo 2000AD giới thiệu vào năm 1998
Truyện tranh Anh 2000AD bắt đầu vào cuối những năm 1970 và đã thành công từ lúc đó. Nó đã trở thành bệ phóng chủ lực cho tài năng họa sĩ Anh Quốc bao gồm Alan Moore, Mark Millar, Garth Ennis, Mick McMahon, Frank Quietly và Grant Morrison chưa kể đến việc đem đến cho thế giới hình tượng anti-hero (phản anh hùng) Judge Dredd.
2000AD có một lượng logo (khá giống nhau) qua các năm. Nhưng đó là thiết kế năm 1988 cho số phía trên mà trông có vẻ đột phá hơn nhiều.
Logo hiện tại trông gọn gàng và tối giản nhưng vẫn trung thành với các nguyên tắc của người tiền nhiệm.
Logo truyện tranh hiện tại đã xuất hiện dưới một hay ở dạng khác kể từ số 1234 năm 2001 mang một chút thay đổi nhưng vẫn tuân theo các thiết kế tương lai của người đi trước. Và mỉa mai thay năm tháng huy hoàng nay đã là quá khứ trong khi tương lai chưa có gì có thể ngăn chặn được sự hấp dẫn của nó.